6 tố chất quan trọng mà mọi trader cần phải có

Việc giao dịch, tham gia thị trường hằng ngày không đơn thuần chỉ là lựa chọn một phương pháp và thực hiện là có thể kiếm được lợi nhuận. Các trader giao dịch hằng ngày(Trader by Day) luôn cần phải có những tố chất, những năng lực nhất định để có thể thực hiện và phát huy được các chiến lược một cách hiệu quả, trong mọi điều kiện thị trường.
Khi bạn mới bắt đầu giao dịch, sẽ rất có để bạn hội tụ được tất cả các phẩm chất này. Chúng ta có thể mạnh ở một, hai, ba hoặc thậm chí bốn trong số chúng, nhưng hầu như không thể có một người nào đó toàn diện một cách bẩm sinh. Điều tốt là những tố chất cần thiết của một trader sẽ được nêu ra trong bài viết này bạn đều có thể rèn luyện để có được. Các trader giỏi kỳ cựu của thị trường chắc chắn đã phải trải qua những ngày tháng vô cùng căng thẳng, vượt qua những sai lầm mới có thể trở nên vững vàng như ngày hôm nay.
Kỷ luật
Kỷ luật là một tố chất đặc biệt quan trọng mà mọi nhà giao dịch cần. Thị trường luôn mang đến cho bạn vô vàn cơ hội để giao dịch. Có thể có rất nhiều cơ một giao dịch trong ngày, nhưng rất ít trong số đó là một thời điểm giao dịch lý tưởng. Nếu một chiến thuật yêu cầu khoảng năm giao dịch mỗi ngày, các mục tiêu chốt lời/dừng lỗ đã được đặt tự động cho mỗi giao dịch thì nếu theo đúng kế hoạch bạn sẽ không phải mất quá nhiều thời gian với các lệnh giao dịch ấy. Tuy nhiên trên thực thực tế khi bạn giao dịch sẽ có rất nhiều yếu tố làm xáo trộn năm giao dịch đó như thực hiện nhiều giao dịch hơn mức đề ra, bị phân tâm hoặc bỏ qua các cơ hội giao dịch, thoát sớm các giao dịch bạn đang tham gia hoặc giữ giao dịch quá lâu.
Điểm mấu chốt là thời gian giao dịch thực tế của bạn rất ít mỗi ngày, ngay cả khi bạn là một nhà giao dịch hoạt động trong ngày. Thời gian còn lại bạn cần là ngồi đó, kỷ luật, chờ đợi các tín hiệu giao dịch. Khi tín hiệu giao dịch xảy ra, bạn cần hành động không do dự, tuân theo kế hoạch giao dịch của bạn đã đề ra.
Kỷ luật cũng là không làm gì khi không có cơ hội nhưng vẫn phải cảnh giác với các cơ hội tiềm năng. Sau đó, bạn cần kỷ luật để hành động ngay lập tức khi cơ hội giao dịch xảy ra. Khi ở trong một giao dịch, kỷ luật sẽ giúp bạn tuân theo kế hoạch giao dịch mà mình mong muốn.
Kiên Nhẫn
Kiên nhẫn cũng liên quan đến tính kỷ luật. Như đã nói ở trên, giao dịch trong ngày(hoặc giao dịch trung hạn hoặc dài hạn) đòi hỏi rất nhiều sự chờ đợi. Khi một nhà giao dịch mua hoặc bán vào thời điểm không thuận lợi không tuân theo các tính toán ban đầu, họ sẽ thường rơi vào sự hoảng loạn hoặc tiếc nuối. Khi đặt lệnh giao dịch quá sớm hoặc quá muộn là một vấn đề thường gặp ở các nhà giao dịch mới.
Họ chỉ đơn giản là không đủ kiên nhẫn để chờ đợi cho đến khi cơ hội lý tưởng thật sự đến. Điều này đi đôi với kỷ luật, và bạn cần kiên nhẫn cho đến khi có lời kêu gọi hành động, thì bạn cần phải có đủ kỷ luật để hành động mà không do dự.
Các trader đòi hỏi sự kiên nhẫn trong việc chờ đợi các điểm mua bán lý tưởng (dựa trên chiến lược, chiến thuật của họ), nhưng khi thời điểm đó diễn ra, họ cần phải hành động nhanh chóng.
Khả năng thích ứng
Bạn sẽ không bao giờ thấy hai ngày giao dịch giống hệt nhau. Điều này đặt ra một vấn đề khi bạn chỉ nhìn vào các ví dụ trong sách giáo khoa về một chiến lược. Khi thực hiện nó, mọi thứ thực tế lại trông quá khác so với những gì đã được hướng dẫn. Điều đó có thể bởi những biến động lớn nhỏ khác nhau, các xu hướng mạnh hơn(hoặc yếu hơn) hoặc cân bằng.
Các nhà giao dịch thành công thực hiện chiến lược của họ trong tất cả các tình huống diễn biến từ thị trường và biết khi nào họ không nên sử dụng chiến lược của mình. Điều này đòi hỏi phẩm chất linh hoạt ở một trader. Một nhà giao dịch phải có khả năng xem xét hành động giá mỗi ngày và xác định thời điểm tốt để thực hiện(hoặc không thực hiện) chiến lược của họ, dựa trên những gì diễn ra trên thị trường ngày hôm đó.
Trader phải có khả năng thực hiện các chiến lược của họ trong thời gian thực, trong mọi điều kiện thị trường và biết khi nào nên tránh xa. Nếu bạn không thể thích ứng với những chuyển biến liên tục của thị trường bạn sẽ không thể tồn tại được lâu dài trong thị trường.
Tinh thần thép
Thị trường sẽ liên tục đe dọa bạn bằng các giao dịch thua lỗ, và bạn cần phải có một tinh thần vững vàng để chống chọi lại. Nếu bạn cảm thấy nản lòng mỗi khi bạn thua một giao dịch, hoặc chiến lược của bạn không mang lại kết quả như bạn mong đợi, mọi thứ sẽ trở nên tệ đi. Giao dịch thua lỗ là một chuyện thường ngày và hầu hết các nhà giao dịch thành công vẫn sẽ có một vài lệnh giao dịch không như mong muốn mỗi ngày.
Sự khác biệt giữa một trader thành công và một trader nghiệp dư là hầu hết người thành công là họ thường giành được nhiều phiên thắng lớn hơn và chỉ để lỗ một ít trên những giao dịch sai. Nếu chiến thắng của bạn lớn hơn nhiều so với thua lỗ của bạn, bạn có thể chỉ cần giành được 30% hoặc 40% giao dịch của mình.
Các trader khác có thể chiến thắng đến 60% hoặc 70% giao dịch của họ, nhưng họ lại để những phiên thua lỗ năng khiến lợi nhuận gộp lại chẳng còn được bao nhiêu. Lợi nhuận hàng ngày vẫn có thể được đảm bảo mặc dù có những khoản lỗ đó, nhưng chỉ khi các giao dịch thua lỗ không làm bạn nản lòng. Nếu giao dịch lỗ khiến bạn mất tập trung, bạn có nhiều khả năng bỏ lỡ (hoặc bỏ qua) các giao dịch tiếp theo, trong số đó có thể là nguồn lợi đáng kể.
Các trader phải tập trung và không để một chuỗi thua lỗ, thất thoát khi xảy ra có thể làm ảnh hưởng đến tinh thần của họ (điều này sẽ làm cho vấn đề tồi tệ hơn). Nó đòi hỏi sự kiên nhẫn về tinh thần để tập trung vào việc thực hiện kế hoạch giao dịch hoặc nhận ra rủi ro của thị trường.
Để là một trader thực thụ bạn phải chịu được một loạt các cú đấm liên tục từ thị trường. Lỗ là một chuyện hiển nhiên phải có. Nhưng cách chúng ta hành động sau một loạt các giao dịch khó khăn sẽ tạo ra sự khác biệt. Sau khi thua lỗ, hãy tiếp tục và tiếp tục theo kế hoạch giao dịch của bạn. Nếu bạn đang tuân thủ kế hoạch của mình, nhưng bạn cứ thua, điều kiện thị trường có thể không phù hợp với chiến lược của bạn. Trong trường hợp đó, hãy tìm ra điểm cần phải cải thiện hoặc đơn giản là phát triển một kế hoạch mới.
Hãy độc lập
Ban đầu, bạn có thể sẽ cần một số sự trợ giúp cho các giao dịch của mình, có thể từ việc đọc các bài báo hoặc sách, xem video giao dịch hoặc nhận tư vấn từ người có kinh nghiệm hơn. Nhưng đến cuối cùng, chính bạn sẽ là người tự đặt giao dịch của bạn và quyết định thành công cho chính bạn.
Hơn hết, trader cần phải phát triển ý thức làm việc một cách độc lập, không còn dựa dẫm vào người khác. Hầu hết các trader chọn con đường này bởi vì nó sẽ mang lại những lợi ích đầy tích cực. Khi bạn có một phương thức giao dịch phù hợp với mình, không nên để ý kiến của người khác làm ảnh hưởng đến hành động của bạn. Hãy làm những gì cần thiết để hoàn thiện phương pháp của bạn. Miễn là nó đang mang về lợi nhuận thì đó vẫn là một con đường đúng.
Tuy vậy không phải ai cũng chọn cách độc lập. Nhiều người thường nhảy từ người tư vấn này sang người tư vấn khác hoặc quá nhiều cuốn sách bởi họ luôn cảm thấy như họ đang thiếu thứ gì đó. Và bây giờ họ lại không biết làm thế nào để giao dịch vì họ phụ thuộc quá nhiều vào người khác. Nếu bạn phát triển tính độc lập, tự chịu trách nhiệm cho những quyết định, lợi nhuận và thua lỗ của chính mình, bạn sẽ không gặp phải những vấn đề này.
Độc lập không phải là một mình trên thế giới. Mà bạn sẽ cần nhận trợ giúp khi nào bạn thật sự cần nó. Độc lập chỉ là để bạn tự đưa ra được một phong cách giao dịch phù hợp với bạn(cho dù người khác có giúp bạn hay không). Độc lập là làm việc để tự có được bước tiến phù hợp, vì vậy bạn có thể tự khắc phục giao dịch của riêng mình, thay vì dựa vào người khác (những người không phải lúc nào cũng luôn ở đó khi bạn cần).
Nếu bạn chỉ mới bắt đầu hành trình giao dịch của mình, hãy bắt đầu phát triển sự độc lập ngay từ bây giờ. Lấy thông tin người khác cung cấp, phân tích nó cho chính bạn, biến nó thành của riêng bạn và làm chủ nó. Bằng cách đó bạn không cần phải dựa vào người khác nữa.
Tư duy tiến về phía trước
Trong khi các trader sử dụng dữ liệu từ quá khứ để giúp họ đưa ra quyết định giao dịch, họ phải có khả năng áp dụng kiến thức đó trong thời gian thực. Giống như một bậc thầy cờ vua, các nhà giao dịch luôn biết cách lên kế hoạch cho các bước đi tiếp theo của họ, tính toán những gì họ sẽ làm dựa trên những gì đối thủ của họ(thị trường) làm.
Như đã chia sẻ ở phần trên, thị trường không tĩnh. Chúng ta không thể nói rằng chúng ta sẽ mua ở một mức giá nhất định trong năm phút, và sau đó bỏ qua tất cả các thông tin về giá xảy ra trong năm phút đó. Các nhà giao dịch hàng ngày liên tục lên kế hoạch cho hành động tiếp theo của họ, dựa trên thông tin giá mới mà họ nhận được mỗi giây. Họ xem xét các kịch bản khác nhau có thể diễn ra và sau đó lên kế hoạch về cách họ sẽ thực hiện kế hoạch giao dịch của mình(vào lệnh, dừng lỗ, chốt lời, quản lý giao dịch, khối lượng giao dịch) theo từng điều kiện khác nhau.
Hãy xem xét đâu là thời điểm cần thiết để đặt lệnh. Điều này sẽ giúp bạn tập trung vào diễn biến thị trường, cũng như nhắc lại chiến lược của bạn trong tâm trí. Khi đã đặt lệnh, hãy xem xét những gì có thể xảy ra trên thị trường(không di chuyển, di chuyển nhiều hay ít, di chuyển đúng hay đang chống lại bạn) và điều đó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và cả kết quả giao dịch.
Đúc kết kinh nghiệm từ quá khứ để bạn có thể nhanh chóng điều hướng các điều kiện thị trường thay đổi. Đó là tư duy hướng về phía trước, và nó sẽ cải thiện gần như tức thời hiệu suất của bạn.
Suy nghĩ về phía trước giúp biết bạn sẽ làm gì cho dù điều gì xảy ra. Điều này cho phép bạn hành động quyết đoán, không do dự. Tư duy cầu tiến cần thực hành và tiêu tốn rất nhiều năng lượng tinh thần lúc đầu, nhưng bạn càng thực hành, nó càng trở nên dễ dàng hơn và trở thành một phần tố chất ưu việt của bạn.
Lời kết
Hầu hết các nhà giao dịch hằng ngày(Trader by Day) không sinh ra với tất cả những tố chất này, thay vào đó họ sở hữu một số ít và phải làm việc nghiêm túc để có được kinh nghiệm cho bản thân. Nhưng đây đều là những tố chất có thể học được, đó là một điều tuyệt vời bởi vì điều đó có nghĩa là giao dịch thành công được quyết định bởi sự nỗ lực của bạn. Một số người trong chúng ta dễ bị những điểm yếu nhất định, nhưng chúng ta có thể bù đắp những điểm yếu đó bằng những điểm mạnh và giúp chúng ta giảm thiểu thiệt hại cho những phẩm chất yếu hơn của chúng ta.
Hãy kiểm kê về những phẩm chất bạn cần phải có và những điểm mạnh của bạn. Lý tưởng nhất là xem xét lại dựa trên kinh nghiệm giao dịch, vì trong giao dịch tài chính rất dễ dàng để thấy được các điểm mạnh yếu của chính mình dựa trên kết quả lợi nhuận có thể mang lại. Việc kiểm kê cá nhân đòi hỏi phải nhìn vào các tố chất kỷ luật, sự kiên nhẫn, khả năng thích ứng, tinh thần thép và tư duy tiến về phía trước của bạn.
Và luôn ghi nhớ rằng, đầu tư liên quan đến rủi ro bao gồm cả việc mất tiền gốc.
SNAP ACADEMY – Học viện đào tạo trader hàng đầu tại Việt Nam
Tham gia cộng đồng Snap Academy Việt Nam tại
Fanpage Snap Academy: https://www.facebook.com/SnapAcademyVietnam/